6 Cách viết content Storytelling thu hút - Phần 2

Storytelling hay còn được gọi là hình thức kể chuyện chính là trợ thủ đắc lực giúp một thương hiệu tỏa sáng. Những cái tên thì có thể sẽ rất dễ quên nhưng những câu chuyện hay thì sẽ luôn được ghi nhớ. Vì vậy mà càng ngày càng có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức này trong chiến lược Marketing của mình.

Bên cạnh đó người đọc ngày nay rất nhảy cảm, khi đọc những mẫu content quảng cáo, ai cũng mang một tâm lý đề phòng. Nhưng đổi lại nếu viết content theo dạng kể chuyện Storytelling gần gũi, bạn sẽ dễ dàng bị cuốn theo và đồng cảm, thậm chí tưởng tượng mình là nhân vật trong câu chuyện. Đây là lúc bạn dễ bị thuyết phục nhất và sẵn sàng tư tưởng để mở hầu bao.


Nghe có vẻ dễ dàng nhỉ ? Nhưng thật chất thì viết Content Marketing đã khó, thì viết storytelling còn khó hơn. Bởi kể chuyện sai cách sẽ khiến bạn mất đi phân nửa khách hàng trong khi nếu làm đúng sẽ tăng được tập khách hàng tiềm năng. Vậy nên để dễ dàng hơn trong việc viết ra 1 Storytelling giá trị, không nhàm chán và truyền tải được cảm xúc, bạn có thể áp dụng các quy tắc sau đây.

Xác định góc nhìn và nhân vật

Câu chuyện nào cũng cần có nhân vật. Đó có thể là người thật hay một vật vô tri được nhân hóa, nhưng nhất định không phải là một nhân vật vô nghĩa. Bạn có thể chọn xây dựng nhân vật theo các hình tượng sau:
  1. Nhân vật kết nối tình cảm gia đình, bạn bè,…
  2. Nhân vật mang đến hy vọng.
  3. Nhân vật hài hước, mang đến niềm vui.
  4. Nhân vật có nỗi đau, điều trăn trở đang đi tìm giải pháp.
  5. Nhân vật có kinh nghiệm và đi truyền tải, giải đáp khúc mắc.

Cấu trúc câu chuyện

Thường một Content Story Telling sẽ diễn ra theo cấu trúc cơ bản:
  1. Giới thiệu > Bắt đầu xung đột > Giải pháp.
  2. Giới thiệu > Bắt đầu xung đột > Đỉnh điểm > Thoái trào > Tháo nút.

Giai đoạn GIỚI THIỆU

Miêu tả chân dung đối tượng và vấn đề mà họ đang gặp phải. Nhưng đừng quá dài vì người đọc ngày nay rất bận rộn, họ rất thiếu kiên nhẫn để phải đọc từng chữ một. Vì vậy hãy đi thẳng vào vấn đề và tập trung làm rõ ý chính.

Ví dụ: “Hương mở mắt ra và thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Cô ngất xỉu vì nhịn ăn liên tục trong 1 tuần…” sẽ nhanh hơn với cách kể: “Hương mới 17 tuổi nhưng đã nặng 65kg. Cô quyết định sẽ ăn kiêng trong 1 tuần…”.

Giai đoạn BẮT ĐẦU XUNG ĐỘT

Đây chính là lúc vấn đề của nhân vật bắt đầu bùng phát và nó đẩy mọi việc đi ngày càng tệ cho đến đỉnh điểm cao trào để đẩy mạnh cảm xúc.

Giai đoạn GIẢI PHÁP

Khi nhân vật được giới thiệu hoặc tự tìm được giải pháp sẽ là thời điểm thoái trào và kết thúc. Lưu ý:Hãy cố gắng xây dựng một kết thúc Happy Ending xoay quanh những giá trị mà nhân vật đạt được khi trải nghiệm sản phẩm.

Một số mệnh đề có thể làm câu chuyện thật và thuyêt phục hơn

  1. “Đây là những điều đã xảy ra với tôi…”
  2. “Tôi cảm nhận được…”
  3. “Tôi cảm thấy…”
  4. “Tôi tin rằng…”

Tạo sự tò mò

Một khi đã bị gợi lên sự tò mò, con người thường có xu hướng thôi thúc đi tìm câu trả lời cho điều đó. Đó chính là “HOOK” – mồi nhử đã cuốn họ đi theo câu chuyện.

Cho thấy hành động dẫn chứng thay vì chỉ nói suông

Khi bạn chỉ đơn thuần miêu tả một sự việc – người đọc, vốn không hề có sự liên tưởng gì vói nhân vật trong câu chuyện sẽ không cảm thấy được sự kết nối và khó hình dung hoặc tin tưởng vào những gì bạn kể. Thay vào đó, hãy cho họ thấy những dẫn chứng và hành động thể hiện điều đó.

Ví dụ: kể về câu chuyện một cô gái mê làm đẹp và muốn sở hữu bộ mỹ phẩm mới, có hai cách nói:
  1. My là một tín đồ làm đẹp và chắc chắn sẽ làm mọi cách để sở hữu sớm bộ sản phẩm làm đẹp mùa xuân của Maybeline.
  2. My là một tín đồ làm đẹp. Cô ấy sưu tập hàng đống mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng và thường xuyên đọc các tạp chí thời trang để cập nhật xu hướng làm đẹp mỗi ngày. Chắc chắn lần này cô ấy sẽ làm mọi cách để sở hữu sớm bộ sản phẩm làm đẹp mùa xuân của Maybeline.

Tạo ra anh hùng của câu chuyện

Anh hùng ở đây không có nhiệm vụ phải giải cứu thế giới, họ chỉ đơn thuần đóng vai trò mấu chốt trong việc tìm ra giải pháp giải quyết câu chuyện. Trong nhận thức khách hàng, câu chuyện luôn có một sự chuyển đổi. Đó là quá trình nhân vật trong truyện học hỏi để tìm ra giải pháp, nhận ra một góc nhìn mới hay biến thất bại thành thành công. 

Để được như vậy cần có sự xuất hiện của một anh hùng, đó có thể là cô bạn thân đưa ra lời khuyên, là sản phẩm với lợi ích nổi bật hay chính nhân vật tìm cách vượt qua nghịch cảnh.

Trên đây là 6 phương pháp cơ bản để bạn dựa vào đó viết nên một Storytelling thu hút. Nhưng dĩ nhiên còn phải dựa vào sự sáng tạo và kỹ năng của bạn. Nếu muốn viết hay thì chỉ đọc thôi là chưa đủ, hãy ứng dụng và viết thử, viết càng nhiều càng tốt để quen cách viết và dần dần cải thiện.  \Chúc bạn sớm viết được những Content Storytelling thu hút, chạm được đến cảm xúc của khách hàng.