Sức mạnh của Call To Action (CTA) đối với website

Một trong những thành công khi phát triển website, landing page/ sales page, chính là việc làm cho khách truy cập, khách hàng tiềm năng thực hiện một hành động mà bạn mong muốn.

Điều này được hoàn thành thông qua việc bạn phải kêu gọi thực hiện hành động đó (như đặt mua sản phẩm, đăng ký thông tin, nhập email, gọi điện cho bạn…) và nội dung – hình thức thể hiện lời kêu gọi đó chính là CTA – Call To Action.

Vậy CTA là gì, nó có những vai trò nào đối với sự thành công của website, và làm thế nào để tạo ra CTA hiệu quả nhất cho mình là 3 câu hỏi thường được đặt ra cho người làm marketing online. Trong bài viết hôm nay hãy cùng mình giải mã nhưng vấn đề này nhé !

Bạn đã biết bí kíp tạo ra một CTA hiệu quả chưa?


CTA là gì?

CTA là viết tắt của "Call-to-Action" trong quảng cáo Google, hay con được biết tới là nút kêu gọi hành động. Trong marketing, CTA được sử dụng như một chỉ dẫn cho khách hàng mục tiêu thực hiện một hành động ngay bằng một cú click chuột.



Bằng cách sử dụng các từ như “gọi ngay bây giờ”, "click vào đây", “tìm hiểu thêm” hoặc “ghé thăm cửa hàng ngay hôm nay” sẽ kích thích khách truy cập thực hiện hành động sau khi đọc hoặc xem video về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Như vậy, hiểu một cách đơn giản, CTA có nhiệm vụ tạo ra tỉ lệ chuyển đổi từ người dùng thành khách hàng tiềm năng.

Bạn có thể đặt CTA ở bất cứ nơi đâu trên website của bạn. Tùy vào mục đích kêu gọi hành động mong muốn mà bạn sẽ sử dụng một CTA cho website hoặc các dạng khác nhau cho từng trang nhỏ để thu hút người xem tốt nhất.

Phân tích hàng vi của người truy cập đối tới CTA? 

Có 3 điều lưu ý trong định nghĩa này:
  1. Hành động mong muốn tương đối đa dạng, thường bao gồm đặt hàng, gọi điện, nhập email, hoàn thành đăng ký, điều hướng qua trang khác… 
  2. Khách hàng mục tiêu – đôi khi CTA của bạn không hiệu quả, có thể không phải do nó, mà do người thấy nó không phải đối tượng mà bạn mong muốn.
  3. Để khách hàng mục tiêu thực hiện hành động bạn mong muốn, điều kiện quan trọng là bạn phải thực sự hiểu rõ chân dung (Customer avatar) và từng nhu cầu thầm kín của họ (Customer insights) để tạo ra một lý do “cực mạnh” khiến họ hành động.
Nếu ví trang web của bạn như 1 cái ao cá, thì CTA chính là lưỡi câu có miếng mồi ngon béo bở mà các chú cá ưa thích, điều bạn có thể làm để câu nhiều cá là 1) trong hồ có thật nhiều cá bạn muốn câu; 2) mồi phải ngon; và 3) lưỡi câu phải bén.

CTA thường thể hiện dưới các hình thức sau:
  • Nội dung bằng chữ có chèn link
  • Nút kêu gọi hành động
  • Hình ảnh / banner
Và cũng tuỳ theo mục tiêu mong muốn, mà bạn có thể linh hoạt sử dụng các loại CTA
  • Hướng đến giải quyết 1 vấn đề cụ thể
  • Làm nổi bật giá trị và lợi ích nhận được
  • Công nhận một vấn đề gì đó
  • Có mốc thời gian
  • Tạo sự tò mò

Vai trò của CTA đối với website

Là thước đo hiệu quả của một trang web

Sự thành công của một trang web có thể căn cứ trên nhiều yếu tố, như sự thu hút của nội dung, khách hàng quay lại website nhiều lần và ở lại lâu hơn,… cho dù vậy thì lợi ích đối với hoạt động kinh doanh (là doanh thu, dữ liệu khách hàng) vẫn còn rất mơ hồ và khó ước lượng.

Vì vậy, việc thực hiện một hành động cụ thể mà bạn mong muốn, chính là thước đo rõ ràng nhất cho sự thành công về mặt nội dung, hình thức, thiết kế lẫn lợi ích kinh doanh.

Đo lường được số lần thực hiện hành động qua CTA, bạn mới có thể đo lường được tỷ lệ chuyển đổi của trang web đó, từ đó các mục tiêu và hoạt động cải thiện mới có ý nghĩa.

Giúp điều hướng sang 1 trang khác

Việc điều hướng sang một trang có thể làm cho thời gian trên website của khách hàng được kéo dài ra, điều đó cho thấy khách hàng quan tâm và muốn ở lại website đó, đối với SEO (tối ưu tìm kiếm) thì đó là một yếu tố cần thiết trong việc thăng hạng từ khoá.

Là cơ hội lớn nhất để tung đòn kết liễu khách hàng

Trải nghiệm của khách hàng khi vào trang web có khi sẽ không theo logic bạn nghĩ, đọc từ tiêu đề đọc xuống rồi nhẹ nhàng bấm CTA để chuyển đổi.

Đôi khi họ ngán đến nỗi khi không thèm đọc nội dung của bạn, hoặc đơn giản là họ chỉ chú ý phần nào đó nổi bật nhất khi vào trang, và nếu CTA của bạn trong tầm ngấm đó thì đó lại trở thành cơ hội lớn nhất và duy nhất bạn có để thuyết phục họ.

Có bao giờ bạn nghe khách hàng của mình nói “Tôi mua hàng vì cái chỗ gì đấy ghi là anh giao hàng miễn phí, mấy nơi khác thì không” không? Chỉ đơn giản thế thôi.

Cách tạo ra CTA hiệu quả

Tuy nhiên để kêu gọi hành động thành công, bạn cũng còn phải biết những kỹ thuật tạo CTA thu hút khách hàng

1. Thông điệp CTA ngắn gọn kết hợp cùng sức mạnh nội dung

Bản chất của lời kêu gọi hành động CTA nằm ở lời kêu gọi được đưa ra, chưa không phải hình thù hay màu sắc của nó. Cho nên điều kiện tiên quyết là nội dung thông điệp CTA phải ngắn gọn, súc tích nhưng mang tính thúc đẩy hành động.

Hành động thì có thể được quyết định phần lớn bởi ngôn từ bạn sử dụng. Sử dụng từ ngữ mang tính khích thích hành động mang lại hiệu quả tốt hơn như: “download”, “Đăng ký”, “Mua ngay”, “Click ngay”... 

Ngoài ra, nội dung xung quanh của CTA cũng quan trọng không kém, nó đơn giản chỉ là nút CTA  nhưng câu, đoạn, bối cảnh (context) để dẫn tới việc nhấp vào nó đóng vai trò dẫn dắt rất lớn.

2. Thiết kế CTA

Đối với những trang web bán hàng, những CTA là hết sức cần thiết, nó không chỉ cần được xuất hiện trên trang chủ mà còn đó là xuất hiện trên cả những trang sản phẩm.

Màu sắc và hình thù trong thiết kế CTA là những yếu tố thu hút ánh nhìn của người xem. Một điều kiện quan trọng cần lưu ý khi chọn màu cho CTA: các nút và màu nền phải tương phản đủ để CTA nổi bật so với các thành phần giao diện người dùng khác. 
Còn về hình thù tùy vào mục địch kêu gọi mà lựa cho cho phù hợp. Ví dụ: nếu nhà thiết kế sử dụng bảng màu xanh cho bố cục và kêu gọi tải tài liệu, bạn nên sử dụng màu đỏ hoặc vàng cho nút CTA và nút CTA hình download.
Mục tiêu của CTA là thu hút sự chú ý của người dùng, nên các nhà thiết kế thường cố gắng làm cho chúng nổi bật giữa các nút khác trên màn hình, đặc biệt là thông qua kích thước đáng chú ý. 
Nút kêu gọi hành động hấp dẫn thường đủ lớn để được tìm thấy nhanh nhưng không quá lớn để tránh thành phần hình ảnh và cấu trúc phân cấp của bố cục bị phá hỏng.
Bạn có thể thử nghiệm test trên các phiên bản CTA (màu sắc, hình dang, khích thước) khác nhau để lọc ra được đâu là thiết kế CTA thu hút khác hàng click vào nhất.

3. Vị trí của CTA

Theo thông kê của HubSpot về CTA, ước tính chỉ có khoảng 6% khách hàng tiềm năng đến trang là nhờ qua các CTA, chủ yếu là do khách truy cập không đọc toàn bộ blog để tiếp cận CTA và họ sẵn sàng bỏ qua CTA. 

Thay đổi CTA thành văn bản và đặt nó ở giữa bài đăng, được gọi là CTA văn bản liên kết có độ chuyển đổi khách hàng tiềm năng lên tới tới 90%. Điều này cho thấy vị trí giữ mức quan trọng như thế nào.

Các vị trí đặt CTA thường được “khuyến khích” đặt ở những vị trí dễ dàng thấy được như đầu bài viết, 1/3 đầu bài viết và gần cuối bài. Các liên kết này xuất hiện trong luồng văn bản tự nhiên cung cấp thêm cơ hội để tăng nhận thức và cửa sổ bật lên và cửa sổ xuất hiện ở giữa bài đăng trên blog sẽ trở nên thu hút hơn.

Ví dụ, có thể bạn cho rằng nên đặt CTA ở cuối landing page sẽ hiệu quả hơn, nhưng khi kiểm tra bằng heatmap (click map hoặc scroll map), bạn thấy rằng khách truy cập còn chưa kịp nhìn thấy CTA này thì đã thoát.

4. Số lượng CTA

Bao nhiêu CTA là đủ để mang về hiệu quả tốt nhất? 1, 2 hay 3? Khó mà trả lời nhưng bạn có thể sử dụng move map để khám phá các vị trí nhận được nhiều sự chú ý của khách truy cập.

Sau đó có thể xem xét đặt CTA ở những khu vực này, kiểm tra nội dung quanh đó và điều chỉnh nội dung CTA cho phù hợp bối cảnh.

6. Hướng dẫn cụ thể

Đối với Direct Response hay Direct Marketing trước đây, để tạo ra một CTA hiệu quả, lời khuyên là cung cấp các hướng dẫn cụ thể từng bước về cách thức đặt hàng, những điều sẽ diễn ra sau đó để người xem quảng cáo và có nhu cầu đặt mua sản phẩm dễ dàng hành động.

Direct response hiện nay, mà hiện thân là sales page / landing page dù có thể linh hoạt và dễ dàng trong việc tạo ra CTA, nhưng nguyên tắc trên vẫn còn giá trị.